Tố Nữ Kinh (19)
Tố Nữ Kinh
Khuyết Danh
Hồi 19 hết
Những cấm kỵ khi giao hợp
Hoàng Đế hỏi Tố Nữ: Tinh lực của nam nhân biến đổi bất thường, có khi yếu khiến dương vật không dương lên, có khi tinh dịch yếu đến không xuất ra. Nàng có biết phép trị liệu nào không?
Tố Nữ đáp: "Sự kiện này cũng thường thôi, biết bao nhiêu nam nhân đắm say tửu sắc đến sanh tật bệnh. Muốn trẻ mãi không già không gì bằng đừng mê gái đẹp. Đây là một điều rất quan trọng mà nhân sinh mắc phải vẫn không chừa. Nếu vì sắc mà trị bệnh thì phải dùng dược liệu trị ngay. Tuy nhiên trước khi bắt đầu giao hợp phải tránh những cấm kỵ, vi phạm những cấm ky thì dùng dược kiệu cũng vô ích mà thôi."
GHI CHÚ:
Những cấm kỵ đó là gì?
Sách Tố Nữ có ghi lại sau điều cấm kỵ như sau:
Kỵ thứ nhất:
Không được giao hợp vào ngày đầu tháng âm lịch (thượng ngươn) giữa tháng (lúc trăng tròn) và cuối tháng. Phạ vào câm kỵ này con cái sinh ra sẽ bị thương tổn con mình thì "không còn giương lên được". Trong mình lúc đó bị " ục hỏa thiêu trung" nghĩa là hỏa thị dục thiêu đốt tâm can của mình nên nước tiểu ra có màu đỏ hay vàng lườm. Nhiều khi mang thêm bêïnh di tinh. Tuổi thọ bị giảm.
Kỵ thứ hai:
Khi có sấm sét, mưa gió, đất thảm trời sầu, động đất, tránh không được giao hợp. Giao hợp thì con cái sinh ra sẽ bị câm điếc, mù loà hay tinh thần suy nhược. Về phương diện tâm lý thì đúa nhỏ sẽ có một tinh thần suy nhược, đa sầ , đa cảm, luôn luôn ủ dột.
Kỵ thứ ba:
Không nên giao hợp khi đã ăn quá no hay khi đương cơn say. Phạm cấm kỵ này nội tạng bị tổn thương, nước tiểu màu đỏ, mặt tái xanh, lưng đau mỏi, mình mẩy phù thủng, tuổi thọ bị rút xuống rất nhanh.
Kỵ thứ tư:
Không nên giao hợp khi vừa mới đi tiểu xong. Lúc này cơ thể chưa trở về trạng thái bình thường, chưa sẵn sàng để mở ra hoạt động rất phức tạp là giao hoan. Phạm điều cấm kỵ này thì về sau ăn uống sẽ mất ngon, bụng phình to, tâm thần luôn luôn phiền muộn, nhiều khi lơ đãng như người mất trí.
Kỵ thứ năm:
Tránh giao hợp khi ngưòi đã mầt sức vì mệt nhọc như đi bộ, lao động nặng, mệt mỏi chưa phục hồi, trong minh bãi hoải. Phạm cấm kỵ này thì sẽ bi mắc bệnh suyễn, miệng khô, đường tiêu hoá bị trở ngại, các cơ quan bài tiết gặp những giao động.
Kỵ thứ sáu:
Không nên giao hợp liền khi đương nói chuyện với nữ nhân mà dương cụ nổi lên. Vi phạm điều này thì dương cụ bị thương tổn, nội trạng bị suy, lỗ tai không còn thính, tinh thần bất an, ho suyễn. Nhắc lại, sáu điều cấm kỵ này quan trọng đến nổi nếu phạm phải thì sinh bệnh, chỉ có thần dược mới sửa nổi mà thôi.
Sách Tố Nữ ghi lại cuộc đối thoại sau đây:
Hoàng Đế hỏi Cao Dương Phu: "Ta nghe Tố Nữ nói nam nhân hay bị cửu lao và thất thương, nữ nhân hay bị hồng, bạch đái và tuyệt sinh (không thể sinh con). Thử hỏi vì sao mà sinh ra những chứng bệnh này ?"
Cao Dương Phụ nói: "Nam nhân thường bị các tệ nạn ngủ lao, lục cực và thất thương. Các bệnh này sinh ra điều có nguyên nhân."
Hoàng Đế nói: "Ta muốn nghe nói về thất thương, xin nàng trình bày cho rõ."
Cao Dương Phụ nói:
Thất thương là:
- Âm hản (mồ hôi trộm)
- Âm suy (yếu sinh lý)
-Tâm thanh (tinh dịch đổi màu không trắng)
- Tinh thiểu (tihn dịch ít và lỏng bỏng)
- Âm hộ ướt
- Tiểu ít
- Không cương cứng
Làm sao trị những chứng bệnh trên?
Chỉ có cách dùng phuc linh. Phục linh là thần dược có thể dùng quanh năm. Các dược liệu khác dùng chung và các điều chế như sau:
- Phục linh 4 phân
- Sương bồ 4 phân
- Sơn cu di 4 phân
- Quát tử cân 4 phân
- Thố hệ tử 4 phân
- Ngưu thằng 4 phân
- Thức thạch chi 4 phân
- Can địa hoàng 7 phân
- Te tan 4 phân
- Phòng phong 4 phân
- Xu dự 4 phân
- Thục đoạn 4 phân
- Sà sàn tử 4 phân
- Bát thực 4 phân
- Tam thiên kỵ 4 phân
- Thiên hùng 4 phân
- Thạch đâu 4 phân
- Đổ trọng 4 phân
- Tùng dung 4 phân
Các dược liệu nói trên đem tán chung thàng bột, thêm vào mật ong, trộn đều, vo lại thành viên bằng ngón tay, dùng ngày ba lần, mỗi lần 3 viên .
Có thể không cần trộn với mật ong, để bọt như vậy dùng như thuốc tán, mỗi lần dùng một muổng canh, dùng liên tiếp 7 ngày thì sẽ có hiệu quả, mười ngày thì sẽ hết bệnh, 39 ngày thì sẽ trở lại bình thường. Nếu dùng thường trực thì sẽ được cải lão hoàn đồng, thân thể khoẻ mạnh. Trong thời gian dùng thuốc này, cữ thịt heo, thịt dê, cử không được uống nước lạnh (uống trà nóng thì tốt).
Kinh Dịch có nói: "Các hiện tượng của trời đất là điềm triệu của cát hung, tốt xấu, bởi vậy người đời căn cứ trên thiên nhiên mà đoán được chuyện sắp xẩy ra. Những điều cấm kỵ nói trên điều căn cứ trên triết lý lấy thiên địa nhan làm gốc."
- Điều cấm một là vì các ngày tháng này tương ngày âm thần.
- Điều cấm hai là vì các ngày giờ nà là tương đương thiên kỵ. Điều cấm này cũng hấy nhắc đến trong sách Lễ Ký. Sách Lễ Ký chép rằng khi trời nổi cơn mưa gió sấm xét thì không nên thụ thai vì đó là lúc thiên nhiên đang cường nộ, người giao hợp dễ bị phong đơn. Lấy cái nhìn tân tiến mà xét, thì có sấm xét thì trong lòng ta không yên, việc phòng sự không còn hứng thú nữa.
- Điều cấm thứ ba thuộc về nhân kỵ: Ăn no sẽ ảng hưởng đến tì (bao tử), hỉ nộ, bi, thương sẽ bị ảnh hưởng đến nội trạng. Y học ngày nay cũng có bàn luận xa gần, đến vấn đề này khi khảo về sự tương quan giữa âm và thân (thân tâm y học).
Ngoài ra còn có địa kỵ mà người dân tương truyền cùng nhau là cơ bản văn hoá Á Đông, đó là không được giao hợp trong đền chùa, thần mếu, phật pháp, đáy giếng chỗ nhà bếp, nơi cầu, chổ mồ mả, cạnh quan tài. Các điều cấm kỵ này đưa ra là để ta an tâm rằng, mình không có làm gì bậy thì như cuộc vui mới đạt được tuyệt đỉnh của nó.
- Điều cấn kỵ thứ tư là không được giao hợp khi mới tiểu xong mới nghe qua thì có vẻ vô lý nhưng người Trung Hoa ngày xưa đã có căn cứ tin tưởng điều này. Sách "Ngọc phòng bí quyết" có đoạn nói rằng sau khi tiểu xong thì tinh khí hao hụt, các mạch đạo không thông, trong tình trạng như vậy mà giao hợp thì đương nhiên bị tổn thương nội trạng. Nếu giao hợp thụ thai được người mẹ sẽ bị tổn thọ.
Tất cả 7 điều cấm kỵ trên thì ngưòi xưa điều có lý do của họ, ta thấy rằng không hữu lý vì ta nhìn dưới cặp mắt của người tân thời, không để ý trên khía cạnh âm dương, mạch... của y lý xưa. Nhưng không phải vì vậy mà ta kinh thường rồi cứ ngang nhiên bước vào những điều cấm kỵ.
Xét cuộc nói chuyện tên của Hoàng Đế và Cao Dương Trụ ta nghe nhắc đến ngủ lao, lục cực và thất thương, nhưng phần chỉ mơí nói đến thất thương mà thôi, các thứ khjác không thấy nhắc đến. Độc rải rác đò đây thì thấy Tố Nữ kinh, thì thấy Tố Nữ kinh cò nhắc đến các bệnh về bộ máy sinh dục khiến ta có nghĩ rằng nhủ lao, lục cực là nói về bệnh sinh lý. Chẳng hạn như bệnh niếu đạo viêm (sưng đường tiểu). Về bệnh này Đông y có đưa ra phép chửa như sau:
- Uống thật nhiều nước
- Cử ăn các loại sinh vật
Cách này xét ra đã có kết quả.
Tây y nghiên cứu nơi tật bệnh mà cho toa, ít chú trọng đến nguyên nhân xa cho nên lắm khi bệnh hết mà hại các cơ quan khác, tiếng y khoa gọi là phản ứng phụ, Đông y trái lại tuỳ theo tính chất của bệnh và sự quân bình mạch, nhiệt của bệnh nhân mà gia giảm thuốc cho nên tuỳ người mà có thang thuốc riêng, bởi vậy dùng đông y nên cẩn thận, không nên thấy người nọ ngưòi kia uống thang thuốc này thang thuốc nọ hết bệnh mà cứ lấy toa mà cứ lấy thang thuốc riêng của họ ma bổ cho mình.
Thời tiêt trong năm đối vơí Đông y cũng quan trọng. Sách còn nghi lại câu chuyện của Cao Dương Trụ đáp Hoàng Đế trong đó nàng nói mỗi mùa thì dùng những thứ thuốc khác nhau, thuốc mùa thu khác với với thốc mùa hạ, thuốc mùa hạ khác với thuốc mùa Đông . . .
Hết